Câu hỏi
1 : Doanh nghiệp có được thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ không? Lợi ích của giao dịch này là gì?
Trả lời :
Dịch vụ hoán đổi ngoại tệ dành cho khách hàng doanh nghiệp được Agribank cung cấp với nhiều tiện ích. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch) với cùng một đối tác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Lợi ích của giao dịch với Doanh nghiệp:
-Phòng chống rủi ro tỷ giá hiệu quả;
-Linh hoạt sử dụng nguồn vốn;
-Tận dụng chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.
Câu hỏi
2 : Khi ký hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay với ngân hàng, doanh nghiệp có phải thực hiện thanh toán ngay không?
Trả lời :
Khi khách hàng ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay với Agribank, khách hàng có thể lựa chọn thanh toán ngay vào ngày ký kết hợp đồng hoặc trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ký kết hợp đồng.
Câu hỏi
3 : Tỷ giá thực hiện hợp đồng được xác định tại thời điểm nào: tỷ giá hiện hành tại ngày giao dịch ký hợp đồng hay tại ngày xác định trong tương lai?
Trả lời :
Tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi được Khách hàng và Agribank thỏa thuận và thống nhất ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng. Vào ngày đến hạn, hai bên sẽ thực hiện thanh toán hợp đồng theo đúng tỷ giá đã quy định tại Hợp đồng mua bán ngoại tệ.
Câu hỏi
4 : Thủ tục mua ngoại tệ kỳ hạn như thế nào?
Trả lời :
Khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ kỳ hạn tại Agribank cần cung cấp các giấy tờ sau:
-Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn (theo mẫu của Agribank).
-Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.
Sau khi Agribank và Khách hàng ký kết hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn, vào ngày đến hạn, hai bên sẽ thực hiện thanh toán theo đúng quy định của Hợp đồng.
Câu hỏi
5 : Dịch vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Trả lời :
Giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn giúp Doanh nghiệp:
•Cố định ngay tỷ giá, tránh được rủi ro biến động tỷ giá trong tương lai;
•Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ theo kế hoạch trong tương lai;
•Tránh được rủi ro khan hiếm ngoại tệ trên thị trường.
Agribank sẽ tư vấn cho doanh nghiệp trong từng giao dịch cụ thể để mang lại lợi ích tối đa cho Doanh nghiệp.
Câu hỏi
6 : Khách hàng có bao nhiêu phương thức để Thanh toán biên mậu khi đến giao dịch tại Agribank?
Trả lời :
Khi giao dịch thanh toán biên mậu tại Agribank, khách hàng có thể lựa chọn các hình thức thanh toán với hai thị trường Trung Quốc và Lào như sau:
1.Phương thức thanh toán theo hối phiếu ngân hàng
2.Phương thức thanh toán theo chứng từ chuyên dùng
3.Phương thức thanh toán theo thư ủy thác chuyển tiền
4.Phương thức thanh toán theo thư tín dụng
5.Phương thức thanh toán theo thư bảo lãnh thanh toán
6.Phương thức chuyển tiền điện bằng CNY, LAK, KHR
7.Phương thức thanh toán qua Internetbanking
8.Phương thức thanh toán qua SWIFT.
Câu hỏi
7 : Khách hàng có thể chuyển tiền nội địa (VNĐ) qua chi nhánh Agribank để TTBM được không?
Trả lời :
Có, các chi nhánh nội địa của Agribank sẽ thực hiện ủy thác thanh toán với chi nhánh thanh toán biên mậu trực tiếp
Câu hỏi
8 : Hình thức TTBM nhanh nhất qua hệ thống Agribank là hình thức nào?
Trả lời :
Thanh toán qua mạng Internet Banking.
Câu hỏi
9 : Khách hàng nội địa có thể TTBM với thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia theo hình thức thanh toán nào?
Trả lời :
Theo hình thức thông qua chi nhánh NHNo nội địa ký hợp đồng đại lý với các chi nhánh NHNo được phép TTBM trực tiếp.
Câu hỏi
10 : Đồng tiền của nước có chung biên giới gọi là đồng gì?
Trả lời :
Đồng tiền của nước có chung biên giới gọi là đồng bản tệ. Đồng tiền của các nước có chung biên giới với Việt Nam hiện bao gồm: đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc, đồng Kíp Lào (LAK) của Lào, đồng Riel (KHR) của Campuchia.
Câu hỏi
11 : Agribank Campuchia có những dịch vụ gì?
Trả lời :
Agribank Campuchia có đầy đủ các dịch vụ như huy động vốn, cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, thẻ…
Câu hỏi
12 : Khách hàng muốn chuyển tiền từ Campuchia cho người thụ hưởng có tài khoản tại Agribank Việt Nam nên chuyển tiền tại ngân hàng nào tại Campuchia?
Trả lời :
Người chuyển tiền có thể đến bất kỳ ngân hàng nào tại Campuchia để chuyển tiền về Agribank Việt Nam. Tuy nhiên, nếu người chuyển tiền đến Agribank Campuchia để chuyển tiền thì khách hàng có thể nhận được tiền ngay lập tức tại bất cứ 2300 chi nhánh hoặc phòng giao dịch nào của Agribank trên khắp lãnh thổ Việt Nam với thời gian nhanh nhất và chi phí rẻ nhất.
Câu hỏi
13 : Chuyển tiền sang Campuchia có gì khác so với chuyển tiền sang các nước khác không vì Agribank có chi nhánh tại Campuchia?
Trả lời :
Khách hàng chuyển tiền sang Campuchia thực hiện các yêu cầu về chuyển tiền nước ngoài bình thường như chuyển tiền sang các nước khác. Tuy nhiên, nếu người thu hưởng có tài khoản tại Agribank Campuchia thì tiền sẽ được ghi có vào tài khoản người thụ hưởng ngay lập tức.
Câu hỏi
14 : Doanh nghiệp muốn mua JPY của ngân hàng để thanh toán hàng nhập khẩu của Nhật có được không?
Trả lời :
Được. Khách hàng liên hệ với Agribank để được hướng dẫn thủ tục cần thiết.
Câu hỏi
15 : Phương thức thanh toán quốc tế bằng L/C có những ưu điểm gì?
Trả lời :
Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau. Do đó phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh XNK của doanh nghiệp vì nó bảo đảm tính an toàn và đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia (kể cả Ngân hàng)
Lợi ích đối với người xuất khẩu:
- NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng (bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không) khi bên xuất khẩu thực hiện đúng và đủ các điều kiện của hợp đồng XNK đồng thời xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo.
- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
- Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
- KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.
Lợi ích đối với người nhập khẩu:
- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).
Lợi ích đối với Ngân hàng:
- Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí sửa đổi L/C, phí chuyển tiền, phí chiết khấu.
- Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
Câu hỏi
16 : Trong thanh toán hàng nhập khẩu thì thanh toán theo T/T là gì?
Trả lời :
T/T là viết tắt của Telegraphic Transfer, có hai loại T/T trả trước và T/T trả sau.
T/T trả trước là bên mua chuyển tiền trước cho bên bán trước khi hàng hóa được giao. (Chỉ dùng phương thức này khi người mua và người bán tin tưởng nhau vì người mua chịu rủi ro tín dụng và rủi ro quốc gia của người bán).
T/T trả sau là bên mua thực hiện thanh toán cho bên bán sau khi nhận được hàng hóa. (Chỉ dùng phương thức này khi khi người mua và người bán tin tưởng nhau vì người bán phải dựa vào sự tín nhiệm và trung thực của người mua).
Câu hỏi
17 : Agribank có thực hiện chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C không?
Trả lời :
Agribank thực hiện chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu gốc xuất trình qua Agribank đòi tiền theo các L/C trả ngay hoặc trả chậm kỳ hạn dưới 360 ngày theo hai (02) hình thức chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu có truy đòi.
+ Agribank chỉ thực hiện chiết khấu miễn truy đòi khi : (i) Quý khách xuất trình bộ chứng từ gốc qua Agribank hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C, UCP và ISBP. Đối với L/C trả chậm, chỉ chiết khấu miễn truy đòi sau khi đã nhận được chấp nhận thanh toán bằng điện Swift của Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận ; (ii) Quý khách đề nghị Agribank chiết khấu miễn truy đòi ; (iii) Ngân hàng phát hành, Ngân hàng xác nhận là Ngân hàng có uy tín ; (iv) L/C quy định vận đơn lập theo lệnh của Ngân hàng phát hành/ Ngân hàng xác nhận hoặc toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua Agribank ; (v) Quý khách có tài khoản tại Agribank và có quan hệ giao dịch uy tín.
+ Agribank thực hiện chiết khấu truy đòi khi : (i) Quý khách xuất trình bộ chứng từ gốc qua Agribank hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C, UCP và ISBP. Trường hợp bộ chứng từ không phù hợp, Agribank có thể xem xét, quyết định thực hiện chiết khấu có truy đòi sua khi đã nhận được chấp nhận thanh toán bằng điện Swift của Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận ; (ii) Quý khách đề nghị Agribank chiết khấu có truy đòi ; (iii) Quý khách được Agribank chấp thuận chiết khấu và có tài khoản tại Agribank.
Câu hỏi
18 : Trường hợp Agribank chưa nhận được bộ chứng từ theo L/C, khách hàng (nhà nhập khẩu) muốn nhận hàng tại cảng đến được không? Khách hàng cần thực hiện thủ tục, giấy tờ như thế nào?
Trả lời :
Khách hàng có thể nhận được hàng tại cảng đến theo L/C trước khi bộ chứng từ về Agribank, bằng cách đề nghị Agribank phát hành bảo lãnh nhận hàng, ủy quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn (khách hàng trực tiếp nhận vận đơn trước khi bộ chứng từ về Ngân hàng).
+ Bảo lãnh nhận hàng : (i) Quý khách đề nghị Agribank phát hành bảo lãnh nhận hàng ; (ii) Hóa đơn thương mại; (iii) Vận đơn đường biển ; (iv) Thông báo nhận hàng của hãng tàu hoặc đại lý
+ Ủy quyền nhận hàng : (i) Quý khách đề nghị Agribank phát hành bảo lãnh nhận hàng ; (ii) Hóa đơn thương mại; (iii) Bản gốc vận đơn hàng không hoặc biên lai gửi hàng đường biển (Seaway bill).
+ Ký hậu vận đơn : (i) Quý khách đề nghị Agribank ký hậu vận đơn ; (ii) Hóa đơn thương mại ; (iii) Bản gốc vận đơn.
Câu hỏi
19 : Agribank không chấp nhận hủy L/C theo yêu cầu của khách hàng (nhà nhập khẩu) khi nào?
Trả lời :
Agribank chỉ thực hiện hủy L/C khi các bên liên quan đồng ý hủy L/C.
Agribank không chấp nhận hủy L/C trong các trường hợp sau :
+ Agribank đã phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ủy quyền nhận hàng hoặc đã ký hậu vận đơn để Quý khách đi nhận hàng.
+ Có phát sinh tranh chấp thương mại hoặc bên mua và bên bán đã đồng ý hủy L/C nhưng chưa được sự chấp thuận của các ngân hàng liên quan.
Câu hỏi
20 : Tại sao chúng tôi nên sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank?
Trả lời :
1. Agribank có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp với gần 1000 ngân hàng và các định chế tài chính trên toàn thế giới, chúng tôi cung cấp các giải pháp tài trợ thương mại chuyên nghiệp đến với các Quý khách hàng, bao gồm:
+ Những sản phẩm truyền thống : Thư tín dụng, Nhờ thu, bảo lãnh nước ngoài, chiết khấu bộ chứng từ.
+ Những sản phẩm chuyên biệt : các sản phẩm tài trợ thương mại đặc thù cho chuỗi cung ứng, các loại bảo lãnh với mục đích đặc biệt…
2. Agribank mang lại lợi ích cho Quý khách : có nhiều sản phẩm để lựa chọn, phù hợp với các nhu cầu kinh doanh đặc thù khách hàng ; Dịch vụ chuyên nghiệp, phục vụ khách hàng nhanh chóng ; Mức phí ưu đãi, cạnh tranh; Có thể sử dụng dịch vụ tại tất cả các địa bàn trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Agribank là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu Việt Nam, L/C do Agribank phát hành được hầu hết các ngân hàng trên thế giới chấp nhận.
Câu hỏi
21 : Đối với việc mở L/C trả chậm, trường hợp nào chúng tôi phải đăng ký vay, trả nợ nước ngoài với Ngân hàng nhà nước? thủ tục đăng ký được hướng dẫn tại văn bản nào?
Đối với những L/C trả chậm trung và dài hạn (thời hạn trên 1 năm), khách hàng cần có văn bản của Ngân hàng nhà nước xác nhận đã đăng ký vay, trả nợ nước ngoài.
Trả lời :
Thủ tục nộp đơn đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về vay và trả nợ nước ngoài (hiện tại là Thông tư 25/2014/TT-NHNN ngày 15/9/2015 về hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính Phủ bảo lãnh).
Câu hỏi
22 : Là khách hàng lần đầu đến giao dịch thanh toán quốc tế, chúng tôi phải cung cấp những hồ sơ pháp lý nào?
Trả lời :
1. Khách hàng là doanh nghiệp:
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
b) Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế (nếu cần);
c) Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật; quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có);
d)Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);
e) Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu, tên, chữ ký người đại diện theo pháp luật (hoặc người được uỷ quyền hợp pháp), kế toán trưởng;
2. Khách hàng là các tổ chức khác (trừ TCTD):
a) Quyết định thành lập do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
c) Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu, tên, chữ ký người đại diện theo pháp luật (hoặc người được uỷ quyền hợp pháp), kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có);
3. Khách hàng là cá nhân:
a) Giấy tờ định danh cá nhân (chứng minh nhân dân (CMND), hộ chiếu);
b) Giấy chứng minh quan hệ thân nhân, nếu cần (giấy xác nhận của chính quyền địa phương, sổ hộ khẩu ...);
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
4. Khách hàng là TCTD: Quản lý tập trung tại Trụ sở chính Agribank.
Câu hỏi
23 : Doanh nghiệp tôi được một chi nhánh của Agribank phê duyệt cho vay theo hạn mức tín dụng, số tiền 5 tỷ đồng, thời hạn của hạn mức tín dụng là 12 tháng từ 31/3/2011 đến 31/3/2012. Ngày 10/01/2012, doanh nghiệp có nhu cầu nhận nợ để phục vụ hoạt động kinh doanh, theo chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hóa, 4 tháng sau (tức 10/05/2012) doanh nghiệp mới có nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Như vậy, Agribank có được xác định thời hạn cho vay đối với món nhận nợ này cho doanh nghiệp tôi đến 10/05/2012 mới phải trả nợ không?
Trả lời :
Thời hạn cho vay của từng lần nhận nợ có thể không phù hợp với thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng. Do đó, Agribank được xác định thời hạn cho vay đối với khoản vay này phù hợp với chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hóa theo đề nghị của khách hàng, ngày cuối cùng là 10/5/2012.
Câu hỏi
24 : Doanh nghiệp tôi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, mặt hàng kinh doanh chủ yếu là thiết bị điện tử, có nhu cầu vay vốn tại Agribank, doanh nghiệp chúng tôi nên vay vốn tại ngân hàng theo loại hình vay nào phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và thuận lợi trong quá trình hoạt động?
Trả lời :
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, sẽ có nhu cầu vốn thường xuyên trong quá trình hoạt động kinh doanh, vì vậy nên sử dụng sản phẩm vay vốn ngắn hạn theo hạn mức tín dụng, phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn và đặc tính ngành nghề có vốn luân chuyển thường xuyên.
Câu hỏi
25 : Doanh nghiệp A và một chi nhánh Agribank ký hợp đồng tín dụng để đầu tư một dự án điện với số tiền cho vay là 100 tỷ đồng, Doanh nghiệp đã rút vốn 80 tỷ đồng, sau đó có nguồn thu, doanh nghiệp đã trả nợ cho CN 20 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp có được chi nhánh Agribank giải ngân 40 tỷ không?
Trả lời :
Chi nhánh Agribank cho khách hàng vay với mục đích đầu tư vào dự án điện, tổng số tiền cho vay và doanh số giải ngân tối đa đối với dự án là 100 tỷ, vì vậy trong trường hợp doanh nghiệp có nguồn thu khác để trả nợ, ngân hàng cũng không giải ngân lại số tiền khách hàng đã trả nợ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ còn được nhận nợ tối đa số tiền 20 tỷ đồng đầu tư vào dự án điện đã ký hợp đồng tín dụng với Agribank.
Câu hỏi
26 : Khách hàng vay 100 triệu đồng tại Agribank, khoản vay được chia làm 4 kỳ, mỗi kỳ 25 triệu đồng. Do kỳ thứ 2 khách hàng không trả được đúng hạn nên số dư nợ 75 triệu đồng phải chuyển nợ quá hạn. Khi thu lãi quá hạn, Agribank nơi cho vay sẽ tính và thu lãi quá hạn như thế nào?
Trả lời :
Khi thu lãi quá hạn, Agribank chỉ thu lãi quá hạn đối với số dư quá hạn của kỳ hạn thứ 2 (25 triệu đồng).
Câu hỏi
27 : Tại sao khi xem xét, quyết định cho vay, Agribank lại yêu cầu khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu theo tỷ lệ quy định tại từng thời kỳ tham gia vào phương án SXKD, dự án đầu tư?
Trả lời :
Vốn tự có là một trong các yếu tố chứng minh năng lực tài chính của khách hàng vay. Việc yêu cầu khách hàng có vốn tự có tham gia vào phương án SXKD, dự án đầu tư theo một tỷ lệ quy định nhất định của Agribank để nhằm tăng tính chủ động trong việc thực hiện dự án, phương án của khách hàng; đồng thời giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng; gắn và tăng cường trách nhiệm của người vay; Đồng thời tiết kiệm chi phí tài chính (giảm chi phí trả lãi) cho phương án SXKD, DAĐT.
Câu hỏi
28 : Vật liệu cơ bản để làm sân phơi (lúa, ngô, cà phê, hạt điều, hồ tiêu) có diện tích đến 1.000 m2 có được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ hay không?
Trả lời :
Vật liệu cơ bản để làm sân phơi lúa, ngô, cà phê, hạt điều, hồ tiêu có diện tích đến 1.000 m2 được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ bao gồm: xi măng, đá, cát, sỏi.
Câu hỏi
29 : Hệ thống cấp đông IQF có thuộc danh mục thiết bị làm lạnh, cấp đông được hưởng hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo quy định của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ và Thông tư số 62/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay không?
Trả lời :
Hệ thống cấp động IQF (cấp đông nhanh, rời rạc viết tắt tên Tiếng Anh: Individual Quick Freezing) thuộc danh mục máy móc, thiết bị làm lạnh, cấp đông được hưởng hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản tại mục 1, điểm 1 khoản 11 danh mục máy móc, thiết bị ban hành kèm theo Thông tư 62/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Câu hỏi
30 : Khách hàng có nhu cầu vay vốn để xây kho tạm trữ lúa, gạo theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, trong tổng mức đầu tư của dự án xây kho bao gồm nhiều hạng mục (chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án…). Như vậy, khách hàng có được vay vốn theo lãi suất tín dụng đầu đối với toàn bộ chi phí để xây dựng kho hay chỉ được áp dụng đối với một số hạng mục chi phí của dự án?
Trả lời :
Đối với các khách hàng vay vốn xây dựng kho tạm trữ theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, khách hàng được hưởng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển đối với tất cả các hạng mục trong tổng mức đầu tư của dự án xây kho như: Nhà kho, các thiết bị vận chuyển, thông gió, sấy khô bảo quản….Tuy nhiên, các loại máy móc, thiết bị được hưởng hỗ trợ phải thuộc danh mục các tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
Câu hỏi
31 : Ông A thế chấp cho chi nhánh 01 xe ô tô CAMRY, đã đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 01/11/2010. Sau đó ông A báo mất giấy tờ xe và được cơ quan có thẩm quyền cấp lại. Ông A bán chiếc xe đó cho ông B và mua một xe TOYOTA. Trong trường hợp này, Chi nhánh Agribank nơi cho vay sẽ xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay như thế nào?
Trả lời :
Yêu cầu ông A trả nợ toàn bộ khoản vay trước hạn.
- Nếu không trả được yêu cầu ông A bổ sung tài sản bảo đảm khác cho khoản vay.
- Nếu ông A không thực hiện 2 biện pháp trên, ngân hàng sẽ khởi kiện ông A ra toàn để thu hồi nợ.
Câu hỏi
32 : Doanh nghiệp A thế chấp cho chi nhánh 01 thửa đất. Theo thoả thuận 2 bên, giá trị là 20 tỷ đồng. Sau đó Doanh nghiệp đã đầu tư san lấp và xây dựng cơ sở hạ tầng hết 10 tỷ đồng (có giấy tờ, hoá đơn chứng minh). Doanh nghiệp đề nghị chi nhánh nhận làm tài sản bảo đảm với giá trị 30 tỷ đồng. Chi nhánh Agribank nơi cho vay có được nhận làm bảo đảm theo đề nghị của khách hàng không?
Trả lời :
Trong trường hợp này, Chi nhánh Agribank nơi cho vay có thể xem xét nhận tài sản bảo đảm bổ sung theo đề nghị của khách hàng.
Câu hỏi
33 : Đối với trường hợp khách hàng là Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đầu tư dự án trồng cao su tại Lào. Hồ sơ đối với khoản vay mà Chi nhánh Agribank nơi cho vay yêu cầu khách hàng chỉ giống như các dự án đầu tư trong nước?
Trả lời :
Đối với trường hợp khách hàng là Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đầu tư dự án trồng cao su tại Lào, ngoài hồ sơ giống quy định đối với các dự án đầu tư trong nước, Agribank nơi cho vay còn yêu cầu khách hàng cung cấp một số hồ sơ liên quan đến việc đầu tư ra nước ngoài như:
+ Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
+ Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài do Sở kế hoạch và đầu tư cấp
+ Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền của Lào theo quy định của pháp luật nước Lào.
+ Một số hồ sơ có liên quan khác theo quy định về đầu tư ra nước ngoài.
Câu hỏi
34 : Ông A có một sổ tiền gửi tiết kiệm, đã cầm cố để vay tại Phòng giao dịch B. Do bị bệnh, ông A đã chết, nhưng có di chúc để lại số tiền chênh lệch thừa (sau khi trả hết nợ vay) cho bà vợ. Anh K là con ông A đến phòng giao dịch xuất trình CMND của Anh K; bản chính giấy chứng tử và bản sao có công chứng; đơn xin rút tiền tiết kiệm (đứng tên Anh K, có xác nhận của UBND xã) để trả nợ, đề nghị ngân hàng thu nợ (tuy khoản nợ chưa đến hạn) và trả lại số tiền chênh lệch thừa cho Anh K để mang về cho vợ ông A. Cán bộ phòng giao dịch xử lý thế nào?
Trả lời :
Phòng giao dịch B sẽ thực hiện thu nợ và trả lại số tiền chênh lệch thừa cho Anh K với điều kiện Anh K phải xuất trình thêm bản chính di chúc hợp pháp của Ông A và có giấy ủy quyền có công chứng của vợ ông A ủy quyền cho anh K nhận tiền thừa.
Câu hỏi
35 : Doanh nghiệp tôi có nhu cầu vay vốn tại Agribank và có tài sản là Giá trị quyền sử dụng đất sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay, tài sản này được định giá như thế nào để làm đảm bảo cho khoản vay?
Trả lời :
- Giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất thì được xác định theo giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qui định, không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng.
- Đối với Giá trị quyền sử dụng đất (không phải là đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân không thu tiền sử dụng đất) được xác định căn cứ giá đất UBND tỉnh, thành phố công bố hàng năm; giá thị trường tại thời điểm nhận làm bảo đảm; theo thoả thuận của 02 bên.
Câu hỏi
36 : Trong quá trình vay vốn tại Agribank, việc khách hàng trả nợ gốc trước hạn có bị tính phí trả nợ trước hạn?
Trả lời :
Trường hợp khách hàng trả nợ gốc trước hạn, số lãi phải trả chỉ tính từ ngày nhận tiền vay đến ngày trả nợ nhưng khách hàng vẫn phải chịu phí trả nợ trước hạn. Chi nhánh Agribank nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng về mức phí trả nợ trước hạn phù hợp với quy định của Agribank trong từng thời kỳ và phải ghi trong hợp đồng tín dụng.
Câu hỏi
37 : Thời hạn cho vay được Agribank xác định như thế nào?
Trả lời :
Thời hạn cho vay được Agribank xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh; thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư; khả năng trả nợ của khách hàng; nguồn vốn cho vay của Agribank và thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam (đối với tổ chức Việt Nam và người nước ngoài) hoặc thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam (đối với cá nhân nước ngoài) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Câu hỏi
38 : Doanh nghiệp tôi có nhu cầu vay thấu chi đối với doanh nghiệp, vậy, đối tượng khách hàng và mức cho vay Agribank quy định áp dụng đối với khách hàng như thế nào?
Trả lời :
Đối với nhu cầu vay theo hạn mức thấu chi, đối tượng áp dụng và mức cho vay Agribank áp dụng đối với khách hàng như sau:
* Đối tượng áp dụng: khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định, có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn tại Agribank, có quan hệ giao dịch với Agribank nơi cho vay ít nhất 1 năm (tính đến thời điểm đề nghị thấu chi) và có doanh số giao dịch thường xuyên trên tài khoản thanh toán.
- Khách hàng xếp loại A (theo quy định của Agribank) và không có nợ xấu tại Agribank và các TCTD khác trong thời gian tối thiểu 1 năm trước ngày đề nghị thấu chi.
* Thời hạn:
- Thời hạn hiệu lực của hạn mức thấu chi: tối đa 12 tháng.
- Thời hạn của từng lần thấu chi: tối đa không quá 30 ngày.
* Mức cho vay: căn cứ nhu cầu và số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng; Đối với khách hàng là tổ chức tối đa không quá 20 tỷ đồng.
Câu hỏi
39 : Doanh nghiệp tôi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu, muốn vay vốn tại Agribank có được áp dụng các điều kiện ưu đãi nào không?
Trả lời :
Agribank đã xây dựng chương trình cho vay riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản xuất khẩu. Theo đó, khách hàng vay vốn kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu vay vốn tại Agribank sẽ được áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi theo từng thời kỳ; mức phí chuyển tiền cũng được ưu đãi thống nhất trong hệ thống Agirbank bằng mức phí của các NHTM khác.
Đối với các khách hàng có tín nhiệm, cho vay khép kín qua các khâu nuôi trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ, có tín nhiệm tại Agribank sẽ được xem xét cho vay không có bảo đảm hoặc có bảo đảm bằng một phần tài sản.
Câu hỏi
40 : Khi cho vay ưu đãi và cho vay theo chỉ định của Chính phủ, Agribank sẽ chỉ giải ngân theo danh sách phê duyệt hoặc thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Trả lời :
Khi cho vay ưu đãi và cho vay theo chỉ định của Chính phủ, Agribank sẽ tiến hành thẩm định lại phương án, dự án nếu xét thấy không hiệu quả và an toàn vốn vay thì không giải ngân và báo cáo lại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Câu hỏi
41 : Theo chu kỳ phát triển của cây cao su, sau 7 năm kể từ ngày trồng, mới được khai thác mủ. Khi cho vay, NHNo có được cho ân hạn tối đa 7 năm không?
Trả lời :
Được xem xét cho ân hạn tối đa 07 năm.
Câu hỏi
42 : Trong thời hạn bảo đảm, khách hàng có được quyền bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm không?
Trả lời :
Trong thời hạn bảo đảm, khách hàng được quyền bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm.
Câu hỏi
43 : Khách hàng cá nhân có một sổ tiền gửi tiết kiệm bằng Đôla Mỹ (USD), có nhu cầu cầm cố vay NHNo, chi nhánh Agribank nơi cho vay được giải ngân khoản vay bằng ngoại tệ không?
Trả lời :
Chi nhánh Agribank nơi cho vay chỉ giải ngân bằng đồng Việt Nam cho khách hàng cá nhân kể cả trường hợp khách hàng cầm cố bằng số tiết kiệm bằng Đô la Mỹ (USD). Việc cho vay bằng ngoại tệ phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Câu hỏi
44 : Thời gian xử lý hồ sơ khoản vay theo đề nghị của khách hàng được Agribank quy định như thế nào?
Trả lời :
Thời gian thẩm định hồ sơ khoản vay của khách hàng được Agribank quy định như sau:
- Đối với khoản vay ngắn hạn: thời gian thẩm định hồ sơ tối đa 5 ngày làm việc từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của khách hàng.
- Đối với khoản vay trung, dài hạn: thời gian thẩm định hồ sơ tối đa 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của khách hàng.
Câu hỏi
45 : Cho vay bằng ngoại tệ, khi khách hàng trả nợ, Agribank nơi cho vay sẽ thu nợ gốc, lãi bằng loại tiền tệ nào?
Trả lời :
Cho vay bằng ngoại tệ, khi thu nợ, Agribank nơi cho vay sẽ thực hiện thu nợ bằng chính ngoại tệ đã cho vay.
Câu hỏi
46 : Agribank được phép sử dụng các loại ngoại tệ nào để cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng?
Trả lời :
Chỉ có các ngoại tệ mạnh: Đôla Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP), Yên Nhật (JPY), Ơrô (EUR). Đối với ngoại tệ khu vực biên giới: Nhân dân tệ Trung Quốc, Kíp Lào, Riêng Campuchia thì phải theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước.
Câu hỏi
47 : Agribank được phép sử dụng các loại ngoại tệ nào để cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng?
Trả lời :
Chỉ có các ngoại tệ mạnh: Đôla Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP), Yên Nhật (JPY), Ơrô (EUR). Đối với ngoại tệ khu vực biên giới: Nhân dân tệ Trung Quốc, Kíp Lào, Riên Cămpuchia thì phải theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước.
Câu hỏi
48 : Mức cho vay tối đa áp dụng đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn trong hệ thống Agribank?
Trả lời :
Mức cho vay tối đa Agribank xác định đối với các khách hàng căn cứ vào tổng nhu cầu vốn của dự án đầu tư, phương án SXKD, vốn tự có của khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm, nhu cầu vốn của khách hàng vay và nguồn vốn của Chi nhánh Agribank nơi cho vay.
Câu hỏi
49 : Tổng mức dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh tối đa của Agribank theo quy định đối với nhóm khách hàng có liên quan là bao nhiêu?
Trả lời :
Agribank quyết định mức cấp tín dụng tối đa (cho vay, bảo lãnh…) của Agribank đối với khách hàng và người có liên quan không vượt quá 25% vốn tự có của Agribank
Câu hỏi
50 : Trong thời gian ân hạn của khoản vay, khách hàng có phải trả nợ lãi đối với khoản vay không?
Trả lời :
Ân hạn được hiểu là khoảng thời gian từ ngày khách hàng nhận tiền vay lần đầu tiên cho đến ngày trước liền kề ngày bắt đầu của kỳ hạn trả nợ gốc đầu tiên.
Thời gian ân hạn của khoản vay được hiểu là thời gian ân hạn nợ gốc, do đó, trong thời gian ân hạn, khách hàng vẫn phải trả nợ lãi theo thỏa thuận.
Câu hỏi
51 : Thời gian ân hạn nợ gốc có nằm ngoài thời hạn cho vay không?
Trả lời :
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu vay vốn đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa Agribank và khách hàng.
Như vậy, thời gian ân hạn gốc là một phần của thời hạn cho vay (không nằm ngoài thời hạn cho vay).
Câu hỏi
52 : Đối với trường hợp khách hàng vay vốn có bảo đảm bằng tài sản, khi định giá lại tài sản bảo đảm thấp hơn/cao hơn giá trị định giá ban đầu thì Chi nhánh Agribank có xem xét điều giảm dư nợ/ xem xét cho vay tăng thêm căn cứ giá trị tài sản định giá lại?
Trả lời :
Trường hợp định giá lại tài sản bảo đảm, nếu giá trị tài sản giảm thấp so với lần định giá ban đầu thì mức cho vay hoặc dư nợ cũng giảm theo tương ứng, thời gian để giảm dư nợ là do Chi nhánh Agribank nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận tùy theo khả năng trả nợ và yêu cầu an toàn vốn vay.
Trường hợp có cơ sở xác định giá trị tài sản tăng lên khi định giá lại, Chi nhánh Agribank nơi cho vay có thể xem xét cho vay tăng thêm theo quy định tín dụng hiện hành.
Câu hỏi
53 : Điều kiện vay vốn áp dụng đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn tại các chi nhánh thuộc hệ thống Agribank?
Trả lời :
Các điều kiện vay vốn của Agribank Việt Nam áp dụng đối với các khách hàng
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;
- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;
- Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết;
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi;
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Agribank;
- Đối với Doanh nghiệp Việt Nam vay vốn để đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các điều kiện vay vốn của Agribank.
Câu hỏi
54 : Cú pháp nạp tiền cho thuê bao di động khác của dịch vụ VnTopup (Mobile Banking) như thế nào?
Trả lời :
BAN [Mãsảnphẩm] [Sốđiệnthoại] [Mậtkhẩu] gửi 8049
Câu hỏi
55 : Thủ tục chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá (Tín phiếu NHNN, Trái phiếu, Giấy tờ có giá do tổ chức khác phát hành) như thế nào?
Trả lời :
Thủ tục chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá (Tín phiếu NHNN, Trái phiếu, Giấy tờ có giá do tổ chức khác phát hành) bao gồm các bước như sau:
- Khi có nhu cầu chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, khách hàng gửi giấy đề nghị chiết khấu, tái chiết khấu và giấy tờ có giá cho Agribank. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của giấy tờ có giá chiết khấu, tái chiết khấu tại Agribank.
- Agribank thẩm định các điều kiện giấy tờ có giá được chiết khấu, tái chiết khấu. Trường hợp cần thiết, Agribank có thể yêu cầu khách hàng gửi giấy tờ chứng minh về điều kiện chiết khấu, tái chiết khấu.
- Sau khi Agribank chấp nhận chiết khấu, tái chiết khấu, khách hàng chuyển giao ngay giấy tờ có giá, đồng thời làm thủ tục chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cho Agribank
+ Đối với giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ không ghi tên, khách hàng trực tiếp giao giấy tờ có giá cho Agribank
+ Đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ có ghi tên, khách hàng giao chứng chỉ, đồng thời làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá đó cho Agribank theo quy định của pháp luật
+ Đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức bút toán ghi sổ, khách hàng giao giấy chứng nhận quyền sở hữu, đồng thời làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá đó cho Agribank theo quy định của pháp luật
+ Đối với giấy tờ có giá được lưu ký tại các tổ chức được phép thực hiện lưu ký theo quy định của pháp luật, thì Agribank và khách hàng có thể ủy quyền cho tổ chức lưu ký làm thủ tục chuyển giao giấy tờ có giá và quyền sở hữu giấy tờ có giá từ khách hàng sang cho Agribank
1.4. Các thoả thuận về việc chiết khấu, tái chiết khấu giữa Agribank và khách hàng phải được lập thành văn bản. Văn bản thoả thuận về việc chiết khấu, tái chiết khấu phải có các nội dung phù hợp với quy định của Quy chế này, các quy định của pháp luật khác có liên quan và hợp đồng mẫu do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành.
Trường hợp chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn, khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ cam kết mua lại giấy tờ có giá, Agribank chuyển giao giấy tờ có giá và quyền sở hữu giấy tờ có giá cho khách hàng.