Đoàn Thanh niên Agribank vững vàng tâm thế chủ lực trong thực hiện chuyển đổi số

27/12/2024

Từ thực tiễn hoạt động của Đoàn Thanh niên Agribank đã khẳng định vai trò, năng lực lãnh đạo tập trung, toàn diện đối với tổ chức đoàn cơ sở và sức chiến đấu của tổ chức đoàn cơ sở và được chỉ đạo xuyên suốt trong tất cả các lĩnh vực công tác từ tuyên truyền giáo dục, đến các phong trào hành động và chương trình đồng hành của Đoàn thanh niên Agribank hằng năm. Đặc biệt, chuyển đổi số còn thể hiện ở việc cán bộ, đoàn viên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với nền tảng số. Nói cách khác, trong tất cả các mặt hoạt động của mỗi cán bộ, đoàn viên thanh niên và tổ chức đoàn đều có giải pháp chuyển đổi số; đây là điều kiện thuận lợi để cán bộ, đoàn viên thanh niên phát huy tinh thần xung kích, năng lực sáng tạo trong tham gia thực hiện chuyển đổi số.

Trong các văn kiện của Đại hội XIII (Báo cáo chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025), có tới 21 lần Đảng nhấn mạnh cụm từ “chuyển đổi số”. Tại đây, Đảng đã xác định nội dung của chuyển đổi số quốc gia trong những năm tới là: “Công nghệ số sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số; làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội”.

Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã đề ra mục tiêu phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong hội nhập quốc tế, chuyển đổi số quốc gia, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Đồng thời, Nghị quyết cũng xác định một trong 3 nhiệm vụ đột phá đó là: Nâng cao năng lực số nhằm hỗ trợ thanh thiếu niên có nhận thức, thái độ đúng đắn về chuyển đổi số; trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ giao tiếp xã hội, học tập, nghiên cứu, giải trí, làm việc, khởi nghiệp sáng tạo… trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong tương lai, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII xác định chuyển đổi số là một trong 3 nhiệm vụ đột phá của nhiệm kỳ 2022-2027. Thời gian qua, tinh thần chuyển đổi số được thực hiện xuyên suốt trên các mặt công tác, đồng bộ ở tổ chức Đoàn các cấp từ Trung ương tới cơ sở.

2023 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tháng Thanh niên năm 2023 đã lựa chọn chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số” để phát động trong toàn Đoàn và tuổi trẻ cả nước nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027: “Thanh niên phải tiên phong trong lao động, sản xuất, sáng tạo, thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ đổi mới sáng tạo”. Kế tiếp những thành tựu tiên phong chuyển đổi số của Tháng Thanh niên năm 2023, bước sang năm tiếp theo, Tháng thanh niên 2024 với chủ đề “Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” đã cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, của Đoàn với những chương trình, hoạt động thiết thực.

Theo đó, tổ chức đoàn các cấp đã chủ động cụ thể hóa “chuyển đổi số” thành mô hình, giải pháp, công trình, phần việc của đoàn viên thanh niên, nhất là các hoạt động hỗ trợ nhân dân về dịch vụ công trực tuyến, thanh toán điện tử, định danh điện tử… Từng đoàn viên thanh niên chủ động nâng cao nhận thức, tâm thế và phát huy tinh thần sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng thành quả, vận dụng có hiệu quả những yếu tố tích cực từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số quốc gia. Thông qua những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, đã khẳng định rõ tinh thần tiên phong, đi đầu của đoàn viên, thanh niên trong tham gia chuyển đổi số, đưa thông điệp “chuyển đổi số” thấm sâu trong mọi hoạt động của tuổi trẻ cả nước: Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong tuổi trẻ.

Thực tế cho thấy, chuyển đổi số có thể được hiện thực hóa qua các phương thức như thi trực tuyến, hội nghị trực tuyến, đánh giá trực tuyến, nên đã nằm trong tất cả các mảng công tác từ tuyên truyền giáo dục, đến các phong trào hành động và chương trình đồng hành. Đặc biệt, chuyển đổi số còn thể hiện ở việc cán bộ, đoàn viên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với nền tảng số. Nói cách khác, trong tất cả các mặt hoạt động của mỗi cán bộ, đoàn viên thanh niên và tổ chức đoàn đều có giải pháp chuyển đổi số; đây là điều kiện thuận lợi để cán bộ, đoàn viên thanh niên phát huy tinh thần xung kích, năng lực sáng tạo trong tham gia thực hiện chuyển đổi số.

Phát biểu tại Chương trình gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, có 5 yêu cầu đặt ra về chuyển đổi số đối với nền kinh tế: Xây dựng chiến lược bài bản, tổng thể với lộ trình phù hợp; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới phương thức quản lý, vận hành, quản trị xã hội theo hướng hiện đại, số hóa; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đột phá của mọi chủ thể, nhất là thế hệ trẻ; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực và sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp. Trong đó, thanh niên phải là lực lượng xung kích, nòng cốt, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.

Theo Thủ tướng, Chính phủ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đặt mục tiêu tới năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GDP. Việt Nam là quốc gia có tốc độ chuyển đổi số nhanh trong khu vực, nhưng chúng ta xuất phát điểm thấp, do đó mục tiêu là làm sao "đi sau nhưng về trước", theo kịp, tiến cùng và bứt phá vươn lên.

Nhấn mạnh tới vai trò xung kích của thanh niên qua các thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi thanh niên Việt Nam hãy cầm ngọn cờ chuyển đổi số, đưa Việt Nam thành quốc gia số thịnh vượng. “Có lý tưởng lớn, có sứ mệnh cao và niềm tin vào nó sẽ tạo ra sức mạnh tinh thần cho thanh niên. Ngọn cờ cao sẽ hội tụ được mọi thanh niên, đoàn kết được 22 triệu thanh niên Việt Nam và sức mạnh này sẽ là vô địch. Thanh niên Vệt Nam hãy cầm ngọn cờ chuyển đổi số Việt Nam biến Việt Nam thành quốc gia số thịnh vượng. Ngọn cờ này đủ lớn, đủ cao để hội tụ thanh niên. Ngọn cờ này đủ khát vọng để thanh niên sẵn sàng đi đầu, dấn thân, hi sinh. Đất nước đã gọi tên thanh niên trong sự nghiệp giành độc lập, chống ngoại xâm, thống nhất và giữ gìn sự trọn vẹn của đất nước, thì nay đất nước gọi tên thanh niên trong sự nghiệp chấn hưng đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã xác định phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” là nội dung trọng tâm. Đây là một trong 3 phong trào hành động cách mạng phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời gian qua, các hoạt động phát huy vai trò sáng tạo của đoàn viên thanh niên đã được tổ chức đoàn các cấp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương lan tỏa, triển khai đồng bộ và trở thành hoạt động thường xuyên của đông đảo đoàn viên, thanh niên; đóng góp thiết thực vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối. Trong mỗi lĩnh vực hoạt động, đoàn viên thanh niên đều xây dựng được cách thức triển khai phù hợp với đặc thù của đơn vị. Khối Tài chính Ngân hàng đòi hỏi các doanh nghiệp cần đổi mới sáng tạo, tăng tính cạnh tranh, phát triển hệ thống tài chính toàn diện gắn với công nghệ thông tin, cải thiện năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, đoàn viên thanh niên thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới các gói sản phẩm ứng dụng, tăng thu dịch vụ và thu ngoài lãi, nhạy bén trong tổng hợp và phân tích thông tin nhằm phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời những rủi ro gây mất an toàn trong hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng. Nâng cao năng lực tài chính phù hợp với sự phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK ngày 7-6-2021 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối về việc “Thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, kế thừa những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, phong trào “Đổi mới – Sáng tạo – Phát triển Doanh nghiệp” tại Khối Doanh nghiệp Trung ương đã được đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ. Với phương châm “sáng tạo là thế mạnh”, tuổi trẻ toàn Khối đã tích cực, chủ động tập trung nâng cao trình độ khoa học công nghệ, kỹ thuật, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Giai đoạn 2022 - 2024, tuổi trẻ toàn Khối đảm nhận thực hiện 9.795 công trình thanh niên các cấp, trong đó có nhiều công trình, sản phẩm sáng tạo được Trung ương Đoàn tuyên dương vinh danh; 8.822 sáng kiến kỹ thuật, đề tài, đề án của thanh niên được áp dụng trong sản xuất kinh doanh tại các đơn vị.

Thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng, ban hành theo Quyết định số 1238/QĐ-NHNN ngày 8-7-2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về triển khai thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP, ngày 17-4-2020 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Agribank lần thứ X, nhiệm kỳ 2020- 2025, với mục tiêu tiếp tục xây dựng Agribank hiện đại và hội nhập, hướng tới ngân hàng số và căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ chính trị, ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ Agribank đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường đổi mới khoa học công nghệ, hướng đến mục tiêu ngân hàng số, đáp ứng yêu cầu quản trị ngân hàng hiện đại" với mục tiêu tổng quát đó là tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong mọi mặt hoạt động, tăng cường năng lực quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngân hàng; xây dựng Agribank trở thành ngân hàng hiện đại, hàng đầu về bán lẻ tại Việt Nam.

Nghị quyết 01 ngay sau khi được ban hành đã được Đảng ủy Agribank triển khai rộng rãi đến các cấp ủy đảng, tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, các đơn vị trong hệ thống. Để kịp thời đưa chuyển đổi số hiện diện trong quản trị điều hành cũng như trong mọi hoạt động của Agribank, Đảng bộ Agribank đẩy mạnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát việc thực hiện các Nghị quyết về chuyển đổi số như Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK về “Thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Chỉ thị số 02/CT-NHNN về đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo anh ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng…

Hội đồng Thành viên Agribank cũng đã ban hành Kế hoạch hành động (Quyết định số 30/QĐ-HĐTV-TTT, ngày 19-1-2021) với mục tiêu cụ thể hóa các giải pháp nhằm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả hoạt động của Agribank; xây dựng cơ chế chính sách, quản lý thúc đẩy chuyển đổi số Agribank, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo; phát triển hạ tầng số, công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp đến khách hàng, đối tác; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong toàn hệ thống Agribank để thích ứng với bối cảnh 4.0; đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

Hiện thực hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy Agribank, để theo kịp với dòng chảy số hóa, Đoàn thanh niên Agribank trực tiếp quán triệt, thông tin nhanh trong toàn thể các cơ sở đoàn trực thuộc trên toàn hệ thống và bảo đảm 100% cơ sở đoàn trực thuộc tổ chức quán triệt tới cán bộ, đoàn viên tại cơ sở. Các nghị quyết, kết luận, chỉ thị quan trọng của Đảng ủy Agribank đặc biệt về chuyển đổi số đều được Đoàn thanh niên ban hành kế hoạch, chương trình hành động cụ thể hóa thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn để phổ biến, tuyên truyền nghị quyết; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu trực tuyến để lan tỏa tinh thần, nội dung các nghị quyết, kết luận của Đảng tới đoàn viên, thanh niên trong và ngoài nước.

Cùng với đó, tận dụng thế mạnh về công nghệ số, các nội dung chuyên đề được Đoàn thanh niên triển khai tuyên truyền đến thanh niên theo nhiều phương thức khác nhau như xuất bản những bài viết phản ánh nội dung cốt lõi, những điểm mới trong các việc cụ thể hóa Nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường đổi mới khoa học công nghệ, hướng đến mục tiêu ngân hàng số, đáp ứng yêu cầu quản trị ngân hàng hiện đại". Hợp tác đăng tải bài viết trên các cơ quan báo chí như Tiền Phong, Thanh niên, Tuổi trẻ. Đẩy mạnh truyền thông trên mạng xã hội thông qua thường xuyên đăng tải thông tin tích cực, tăng cường quảng bá các hoạt động tình nguyện, xung kích trong triển khai chuyển đổi số, giới thiệu và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ trên Fanpage chính thức của Thanh niên Agribank là: Fanpage Tuổi trẻ Agribank. Các trang mạng xã hội của Đoàn tuyên truyền tích cực các thông tin, chỉ thị, nghị quyết, kết luận mới của Đảng; chỉ đạo các cấp bộ đoàn đồng loạt đăng tải, chia sẻ các nội dung mới, nội dung lớn, trọng tâm; tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và đoàn viên, thanh niên.

Tham gia vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số, với vai trò là tổ chức của những người trẻ, Đoàn Thanh niên Agribank đã phát động và triển khai các phong trào hành động cách mạng, đặc biệt phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo", nhằm khơi dậy tiềm năng của đoàn viên, thanh niên nói chung và cán bộ, công chức, viên chức trẻ nói riêng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trẻ, qua đó khẳng định vai trò của Đoàn trong tham gia cải cách hành chính, gắn với nhiều mô hình cách làm hiệu quả tại nhiều địa phương, đơn vị

Rõ ràng, chuyển đổi số là cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện và lực lượng thanh niên chính là nòng cốt, là hạt nhân để lan tỏa sâu rộng kỹ năng số đến cộng động. Vì thế, Đoàn thanh niên Agribank xác định: Thanh niên Agribank phải là những người xung phong đi đầu, là chủ lực trong thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Và mỗi đoàn viên Agribank thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong việc tạo ra những giá trị mới, những đóng góp cụ thể, hiệu quả vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Ban chấp hành các cơ sở đoàn thường xuyên phát động đoàn viên thanh niên tích cực ứng dụng công nghệ trong hoạt động chuyên môn, bảo đảm 100% đoàn viên đều tham gia sử dụng và sử dụng thành thạo các dịch vụ không dùng tiền mặt của Agribank; vận động gia đình, người thân, khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử; tổ chức nhiều hoạt động trực tiếp xuống cơ sở, hỗ trợ người dân trải nghiệm các gian hàng ngân hàng số; triển khai mô hình Chợ thanh toán không dùng tiền mặt, các đội quân "công nghệ số" hỗ trợ khách hàng mở tài khoản, mở thẻ thanh toán, thanh toán trực tuyến,...

Từ thực tiễn hoạt động của Đoàn Thanh niên Agribank đã khẳng định vai trò, năng lực lãnh đạo tập trung, toàn diện đối với tổ chức đoàn cơ sở và sức chiến đấu của tổ chức đoàn cơ sở và được chỉ đạo xuyên suốt trong tất cả các mảng công tác từ tuyên truyền giáo dục, đến các phong trào hành động và chương trình đồng hành của Đoàn thanh niên Agribank hằng năm. Đặc biệt, chuyển đổi số còn thể hiện ở việc cán bộ, đoàn viên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với nền tảng số. Nói cách khác, trong tất cả các mặt hoạt động của mỗi cán bộ, đoàn viên thanh niên và tổ chức đoàn đều có giải pháp chuyển đổi số; đây là điều kiện thuận lợi để cán bộ, đoàn viên thanh niên phát huy tinh thần xung kích, năng lực sáng tạo trong tham gia thực hiện chuyển đổi số.

Phong trào tuổi trẻ đổi mới sáng tạo được ghi dấu đậm nét trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ được triển khai. Thông qua các cuộc thi nghiệp vụ tại đơn vị, thanh niên Agribank sôi nổi tham gia hoạt động chuyển giao kiến thức, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp góp phần cải cách hành chính; xung kích đi đầu trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, xử lý công việc, xây dựng các mô hình kiểu mẫu trong giao dịch với khách hàng.

Hằng năm có hàng nghìn sáng kiến được các cấp đoàn cơ sở triển khai hiệu quả trong nhiều năm qua gắn với Cuộc vận động Mỗi đoàn viên thanh niên một ý tưởng sáng tạo tạo tiền để xây dựng thế hệ trẻ Agribank tiên phong, sáng tạo đổi mới, làm chủ tri thức, khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn các nhiệm vụ, chính trị của Agribank. Tại Giải thưởng Đổi mới sáng tạo phát triển doanh nghiệp lần thứ III năm 2024, 2 sản phẩm công trình sáng tạo của Đoàn thanh niên Trung tâm Công nghệ thông tin Agribank và Đoàn Thanh niên Trung tâm Thẻ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình xử lý công việc chuyên môn, nâng cao hiệu quả kinh doanh (Chương trình quản lý vốn nội bộ theo cơ chế FTP; Sản phẩm thẻ chip nội địa hai ứng dụng (bao gồm thẻ tín dụng và ghi nợ) theo chuẩn VCCS - Thẻ Lộc Việt) được Đoàn khối Doanh nghiệp Trung ương ghi nhận và tuyên dương về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, góp phần nâng cao năng suất hoạt động kinh doanh tại Agribank.

Không chỉ vậy, với phương châm “Vận dụng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vào hoạt động tình nguyện và phục vụ cuộc sống cộng đồng”, các cơ sở Đoàn Agribank thường xuyên đẩy mạnh các phong trào đoàn, xung kích, sáng tạo trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào hoạt động nghiệp vụ, góp phần cùng đơn vị tập trung triển khai chuyển đổi số, phát triển các dịch vụ ngân hàng số hiện đại, tiện ích nhằm gia tăng trải nghiệm và gắn kết khách hàng trên cơ sở chú trọng thực hiện chủ trương “ba liên kết” (lực lượng, kết địa bàn, cộng đồng) góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

Dấu ấn chuyển đổi số của Đoàn được thể hiện sinh động qua mô hình Tổ công nghệ số được thành lập để "đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người" biết, hiểu và thực hiện các nội dung kỹ năng số cơ bản, gồm: hỗ trợ khách hàng mở tài khoản, mở thẻ thanh toán và cài đặt sử dụng ứng dụng ngân hàng điện tử Agribank Plus, sử dụng thanh toán dịch vụ công trực tuyến; tự bảo vệ mình trên không gian mạng…  Đặc biệt, để hỗ trợ người dân, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, Đoàn thanh niên tại các đơn vị thường xuyên phối hợp với các địa phương tuyên truyền, phổ biến các tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống phát thanh, truyền thanh thôn, xóm; cử cán bộ đoàn viên tham gia các buổi họp tổ vay vốn và tiết kiệm thôn, xóm để giới thiệu, khuyến khích người dân tham gia chi trả, nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản,…

Từ cuối tháng 6, “xác thực bằng sinh trắc học” trở thành từ khóa được tìm kiếm hàng đầu. Trong giai đoạn đầu triển khai, không ít người dân gặp khó. Với bà con đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số, đây cũng là thử thách, thậm chí còn là nguyên nhân khiến họ trở thành đối tượng dễ dàng bị kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo. Nắm bắt khó khăn này, hàng loạt "đội quân" trẻ mang màu áo xanh thanh niên, với lực lượng nòng cốt chính là các bí thư chi đoàn, đoàn viên, thanh niên trên toàn hệ thống được trang bị đầy đủ các kỹ năng số, từ khắp mọi miền Tổ quốc cũng đồng loạt ra quân, hướng đến các vùng nông thôn, miền núi để thực hiện các chiến dịch phục vụ cộng đồng "xác thực sinh trắc học". Không những làm việc cả ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật, thanh niên Agribank còn ‘đi từng ngõ, gõ từng nhà’ để hỗ trợ khách hàng. Những nỗ lực của đoàn viên thanh niên trong công tác phát triển sản phẩm dịch vụ đã góp phần tạo nên những ngày Kỳ nghỉ hồng hiệu quả và mang lại ý nghĩa đối với cộng đồng.

Đoàn thanh niên Agribank tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, kỹ năng sử dụng dịch vụ ngân hàng an toàn hợp lý; nâng cao nhận thức của khách hàng trước rủi ro an ninh mạng, hoạt động lừa đảo trên không gian mạng. Hằng năm, đoàn viên thanh niên Agribank trên toàn hệ thống cùng với các cấp đã giúp được hàng trăm khách hàng thoát khỏi các vụ lừa đảo công nghệ cao, bảo vệ được tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng trong tài khoản của khách hàng thông qua việc tuyên truyền cảnh báo kịp thời, hiệu quả tới khách hàng.

Thành tựu đáng ghi nhận là nhiều phương thức hoạt động của Đoàn được thay đổi thông qua công nghệ số. Đó là sự chuyển đổi trong công tác điều hành, chỉ đạo, quản trị công việc, thông tin, báo cáo; ứng dụng các công nghệ số trên nhiều lĩnh vực công tác, sản xuất, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, quốc phòng, an ninh; giới thiệu, quảng bá di tích lịch sử, văn hóa, sản phẩm do thanh niên sản xuất... Việc triển khai phần mềm quản lý đoàn viên, số hóa dữ liệu toàn bộ đoàn viên; tổ chức học tập, kiểm tra Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII trên ứng dụng Thanh niên Việt Nam... là những minh chứng rõ nét về vai trò của tổ chức đoàn trong chuyển đổi số.

Có thể thấy, các chương trình hành động của Đoàn thanh niên Agribank đã tạo nên dấu ấn đậm nét với hàng loạt công trình, phần việc thanh niên được thực hiện từ chuyển đổi số. Các tổ chức đoàn và tuổi trẻ đã chuyển mình mạnh mẽ, thay đổi nhận thức và hành động để đưa công nghệ số, chuyển đổi số đi vào cuộc sống.

Chuyển đổi số thực tế không còn là một nhiệm vụ mới. Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tích cực, chủ động, sáng tạo và tiên phong đưa công nghệ, nội dung số vào quá trình công tác, học tập, nghiên cứu, sản xuất, tổ chức hoạt động phong trào thanh niên, đặc biệt là trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát, như: Tổ chức một số cuộc thi thông qua hình thức trực tuyến; truyền thông các hoạt động, định hướng, chỉ đạo các đơn vị đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng qua mạng xã hội; xây dựng phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin; nghiên cứu sản xuất kinh doanh dịch vụ số, sản phẩm số, sản phẩm công nghệ cao...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chuyển đổi số trong tổ chức đoàn còn gặp một số khó khăn và chưa đồng bộ. Một phần nguyên nhân trở ngại đó là cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho quá trình chuyển đổi số còn chưa được đầy đủ ở nhiều vùng miền, tỉnh, thành, cơ quan, đơn vị. Một bộ phận đoàn viên, thanh niên còn có tư duy ngại thay đổi trong việc tìm tòi, học hỏi và ứng dụng công nghệ, chưa mạnh dạn nhận nhiệm vụ mới, nhiệm vụ khó để thể hiện vai trò, năng lực của tuổi trẻ...

Theo Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy, chuyển đổi số là một quá trình lâu dài, phức tạp. Chuyển đổi số là việc chuyển đổi của con người, chuyển đổi thói quen từ môi trường thực lên môi trường số và thay đổi thói quen cần thời gian, lâu dài. Hai vấn đề chính của con người trong chuyển đổi số là nhận thức và năng lực. Nếu nhận thức không tốt thì sẽ không đạt được hiệu quả trong chuyển đổi số. Nhiệm vụ quan trọng của tổ chức đoàn là tạo môi trường để để thanh niên thực hiện sứ mệnh chuyển đổi số quốc gia. Nếu cán bộ đoàn, người đứng đầu cấp bộ đoàn không có nhận thức đầy đủ thì sẽ không đạt được hiệu quả trong triển khai chuyển đổi số tại đơn vị mình.

Trong chuyển đổi số quốc gia, người trẻ chứ không ai khác phải nhận sứ mệnh đi đầu, nòng cốt. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải đóng vai trò tổ chức cho lực lượng đông đảo thanh niên thực hiện sứ mệnh quan trọng đó, mà trước hết là cần nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; nâng cao năng lực số cho đoàn viên, thanh niên phải là giải pháp bao trùm, xuyên suốt trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên giai đoạn 2022-2030. Điều kiện tiên quyết để làm được việc đó là mỗi người phải có “thói quen số”, và phải thay đổi từ nhận thức, đặc biệt là người đứng đầu của các cấp bộ đoàn.

Để tiếp tục phát huy vai trò của thanh niên tham gia thực hiện chuyển đổi số, Đoàn thanh niên Agribank cần đẩy mạnh thực hiện các đề án trọng điểm được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Trọng tâm là Đề án “Nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030”; Đề án “Thành lập Quỹ Hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng”… Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt, hội nghị tập huấn về chuyển đổi số. Qua đó, nâng cao nhận thức, kiến thức, trình độ cho cán bộ, đoàn viên thanh niên. Đây là yếu tố then chốt trong công cuộc chuyển đổi số của Đoàn hiện nay. Từng đoàn viên thanh niên cần nâng cao nhận thức, tâm thế và phát huy tinh thần tiên phong, sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng thành quả, vận dụng có hiệu quả những yếu tố tích cực từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số quốc gia, bởi đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn 2021 - 2030... Chỉ khi nắm được những kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, áp dụng các kiến thức đó vào học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh,… thì cán bộ, đoàn viên thanh niên mới trở thành động lực, lực lượng tiên phong trong chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

Phải có nhận thức số, năng lực số mới dẫn đến “hành động số”. Vì vậy, việc xây dựng “con người số”, “thanh niên số” phải bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; nâng cao năng lực số cho cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên

(Ảnh: Đoàn Thanh niên Agribank chi nhánh tỉnh Sơn La phối hợp cùng Đoàn thanh niên Công an tỉnh ra mắt mô hình 1000 móc khoá an ninh trật tự và Ra mắt “Cẩm nang phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật” )

Trên cơ sở đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ tại đơn vị, các cơ sở đoàn cần tích cực thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ, đoàn viên thanh niên; chú trọng phát triển áp dụng cái mới, cái sáng tạo như tích cực sử dụng mạng xã hội để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, trao đổi thông tin, quản lý tổ chức; số hóa văn bản và khai thác các ứng dụng trên nền tảng trực tuyến để triển khai các hoạt động, phong trào thanh niên, góp phần chuyên nghiệp và hiện đại hóa công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, nâng cao nhận thức của tuổi trẻ về quá trình chuyển đổi số của quốc gia.

Từng đoàn viên thanh niên cần nâng cao nhận thức, tâm thế và phát huy tinh thần tiên phong, sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng thành quả, vận dụng có hiệu quả những yếu tố tích cực từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số quốc gia, bởi đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn 2021-2030... Chỉ khi nắm được những kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, áp dụng các kiến thức đó vào học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh… thì cán bộ, đoàn viên, thanh niên mới trở thành động lực, lực lượng tiên phong trong chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

Phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, cán bộ, đoàn viên thanh niên Agribank cần chủ động tham mưu, góp ý với cấp ủy, người đứng đầu đơn vị về các giải pháp giúp thúc đẩy công tác chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đồng thời, với lợi thế là lực lượng trẻ tuổi, có khả năng tiếp cận nhanh các xu hướng mới, hiện đại thông qua các thiết bị công nghệ và môi trường mạng, cán bộ, đoàn viên thanh niên cũng cần tích cực tuyên truyền, vận động người dân áp dụng công nghệ số vào cuộc sống.

Năng lực số chính là năng lực sử dụng máy tính, công nghệ thông tin, thông tin - truyền thông; thái độ, kiến thức, kỹ năng giúp đoàn viên, thanh niên học tập, làm việc được trong môi trường số. Vì vậy, vai trò, trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tạo môi trường để đoàn viên, thanh niên rèn luyện nâng cao năng lực số. Bên cạnh đó, từng đoàn viên, thanh niên cần có ý thức tham gia vào quá trình chuyển đổi số và tự nâng cao năng lực số. 

Nguyễn Thị Thùy Trang – Đoàn Thanh niên Agribank

2019 Bản quyền thuộc về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamHội sở: Số 2 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà NộiĐT: 1900558818/(+84-24)32053205. Email: cskh@agribank.com.vn. Swift Code: VBAAVNVX
Theo dõi chúng tôi