Web Content Viewer
Actions- Mở tài khoản tại Agribank
- Vay vốn tại Agribank
- Thẻ của Agribank
- Chuyển tiền tại Agribank
- Lãi suất tiền gửi, tiền vay của Agribank
- Chuyển tiền quốc tế Agribank
- Mobile Banking
- Internet Banking
- Khuyến mãi, ưu đãi của Agribank
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Biểu mẫu đăng kí
- Biểu phí dịch vụ
- Công cụ tính toán
- Hỏi đáp
- Liên hệ
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
- Tỷ giá ngoại tệ
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Đăng nhập Ngân hàng trực tuyến
Agribank đồng hành cùng sự kiện Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2024
31/12/2024
Ngày 31/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới". Agribank là đơn vị đồng hành cùng chương trình.
Tham gia điều hành phiên đối thoại cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Mai Văn Chính - Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Lương Quốc Đoàn - Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương, Đỗ Đức Duy - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Gần 3.000 ý kiến, kiến nghị, tập trung vào 6 nhóm vấn đề chính
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 được tổ chức với nhiều nét mới. Để tổng hợp các ý kiến của hội viên, nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thì ngoài các kênh truyền thống như: chuyên mục "Lắng nghe nông dân", qua báo cáo của các tỉnh, thành Hội… thì trước đó, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức 2 Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" vào tháng 10 và tháng 11 vừa qua để lắng nghe ý kiến trực tiếp của hội viên, nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên cả nước. Thông qua các kênh khác nhau, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tiếp nhận được gần 3.000 ý kiến, kiến nghị; trong đó, tập trung vào 6 nhóm vấn đề chính:
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024
Thứ nhất, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn để thúc đẩy và phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Thực tế cho thấy tổ chức liên kết, hình thành các chuỗi sản xuất, kinh doanh hiệu quả, bền vững thông qua các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay mà như Trung ương đã đặt mục tiêu đến năm 2030, cả nước phải hình thành được gần 200.000 hợp tác xã, tổ hợp tác với 10 triệu thành viên tham gia.
Thứ hai, Chính phủ cần sớm ban hành giải pháp, chính sách đồng bộ nhằm đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, trong đó đặc biệt là các giải pháp về tập trung, tích tụ đất đai nhằm khơi thông nguồn lực đất đai, phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Thứ ba, Chính phủ quan tâm, nghiên cứu ban hành các giải pháp, chính sách nhằm sớm phát huy hiệu quả chương trình xây dựng thí điểm 5 vùng nguyên liệu tập trung, tiến tới tiếp tục mở rộng các vùng nguyên liệu khác, từ đó hình thành các khu sản xuất tập trung theo hướng chất lượng cao, giảm phát thải và bảo vệ môi trường.
Thứ tư, Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách đủ mạnh để khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ khôi phục, phục hồi sản xuất nông nghiệp do tác động tiêu cực từ thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu; triển khai, mở rộng có hiệu quả chính sách về bảo hiểm nông nghiệp.
Thứ năm, Nhà nước cần ban hành các giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về trình độ, chất lượng của lao động nông thôn, thích ứng với quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Hội nghị đã lắng nghe, ghi nhận và giải quyết rất nhiều vấn đề thiết thực, hữu ích liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Cuối cùng là các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai nhanh, hiệu quả các mục tiêu được nêu tại Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Hội NDVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả nước bước vào năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội đã đề ra để đưa đất nước bắt đầu bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và người nông dân đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong Kỷ nguyên mới.
Ngành Ngân hàng đã tích cực đồng hành cùng người dân sau bão số 3
Tại Hội nghị, nông dân Hoàng Thị Gái - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh dịch vụ tổng hợp nông nghiệp xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho ngành nông nghiệp, nhiều nông dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng. Nông dân Hoàng Thị Gái đặt câu hỏi, Chính phủ đã và sẽ có những chỉ đạo gì để các NHTM giãn, hoãn các khoản vay cũ, đồng thời cho vay mới để người nông dân kịp thời khôi phục sản xuất.
Trả lời câu hỏi của nông dân Hoàng Thị Gái, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, theo đánh giá sơ bộ của NHNN sau bão, có đến 126.000 khách hàng bị ảnh hưởng, thiệt hại với tổng dư nợ lên đến 192.000 tỷ đồng.
Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã vào cuộc ngay, chỉ đạo các TCTD có biện pháp khoanh, giãn, hoãn nợ cho nông dân, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại sau bão. Trong thời điểm đó, NHNN cũng tổ chức hội nghị để tìm ra giải pháp hỗ trợ vốn để nông dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết ngành Ngân hàng đã nỗ lực, tích cực vào cuộc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
Sau bão, các nông dân, doanh nghiệp, nhất là về nuôi trồng thủy hải sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng, bị thiệt hại rất nặng, có nhiều gia đình mất trắng, không có khả năng trả nợ. Để bà con nhanh chóng khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất, NHNN đề nghị các địa phương phối hợp để triển khai các biện pháp như khoanh, hoãn, giãn nợ. Chức năng này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, nhưng các địa phương, bộ, ban, ngành phối hợp, tham mưu, đề xuất kịp thời.
Ngay sau đó, NHNN cũng ban hành Thông tư 53/2024/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại bởi bão số 3 (bão Yagi), đã kịp thời giúp bà con tháo gỡ được các khó khăn trước mắt. Ngoài chính sách chung, còn có chính sách cụ thể như hỗ trợ vốn cho bà con khôi phục, tái sản xuất lại. Với các chính sách này, theo Phó Thống đốc NHNN, bà con sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại nặng yên tâm, các hộ dân, doanh nghiệp có phản hồi về vấn đề này tiếp tục ý kiến để NHNN tiếp thu, hỗ trợ ngay.
Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị thiệt hại trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực tiếp bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và lũ lụt sau bão.
Theo đó, đối với dư nợ hiện hữu (bao gồm VND và USD) tại thời điểm 06/9/2024, căn cứ mức độ thiệt hại của khách hàng, Agribank giảm từ 0,5% đến 2%/năm lãi suất cho vay và miễn giảm 100% lãi quá hạn, lãi chậm trả trong thời gian từ 06/9 – 31/12/2024.Bên cạnh đó, để hỗ trợ khách hàng có điều kiện ồn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với khoản vay mới phát sinh từ ngày 06/9 đến 31/12/2024, Agribank giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay theo từng đối tượng, lĩnh vực, áp dụng trong thời gian tối đa 6 tháng kể từ ngày giải ngân. Đặc biệt, để kịp thời hỗ trợ khách hàng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão, Agribank dành 5.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão với lãi suất ưu đãi chỉ từ 3,6%/năm.
Bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng Giám đốc Agribank (thứ hai từ phải sang), đại diện Agribank tham gia Hội nghị, tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành và các kiến nghị của người dân
Agribank là Ngân hàng Nhà nước chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn với 65-70% dư nợ tín dụng dành cho khu vực này, cao nhất trong hệ thống ngành Ngân hàng. Agribank chủ động và tích cực triển khai hiệu quả 07 chương trình tín dụng chính sách và 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích với nhiều kênh phân phối đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng, đặc biệt khách hàng tại vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn, giúp người nông dân hiện thực hóa ước mơ làm giầu trên chính mảnh đất quê hương. Trong sắc xanh của mỗi miền quê hôm nay thay áo mới, có một phần đóng góp không nhỏ của nguồn vốn Agribank.
Agribank News
Các tin khác
- [ĐIỂM TỰA TÀI CHÍNH] NHỮNG CÂY CAM "SIÊU QUẢ" Ở HÒA BÌNH
- [ĐIỂM TỰA TÀI CHÍNH] PHÁT TRIỂN 1 TRIỆU HÉC-TA LÚA CHẤT LƯỢNG CAO PHÁT THẢI THẤP
- Agribank đồng hành cùng sự kiện Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2024
- Agribank Tiền Giang hỗ trợ vốn phát triển nghề nuôi cá nước ngọt
- Tiếp sức cho doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường quốc tế
- Agribank đồng hành cùng Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024
- Agribank Quảng Ngãi ưu tiên vốn cho Tam nông, đồng hành cùng sự phát triển kinh tế của địa phương
- “Bệ đỡ” cho nông thôn mới Triệu Phong
- Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
- Agribank đẩy mạnh cho vay nông nghiệp công nghệ cao