Web Content Viewer
Actions- Mở tài khoản tại Agribank
- Vay vốn tại Agribank
- Thẻ của Agribank
- Chuyển tiền tại Agribank
- Lãi suất tiền gửi, tiền vay của Agribank
- Chuyển tiền quốc tế Agribank
- Mobile Banking
- Internet Banking
- Khuyến mãi, ưu đãi của Agribank
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Biểu mẫu đăng kí
- Biểu phí dịch vụ
- Công cụ tính toán
- Hỏi đáp
- Liên hệ
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
- Tỷ giá ngoại tệ
- Điểm ATM & Chi nhánh
- Đăng nhập Ngân hàng trực tuyến
Agribank Tiền Giang hỗ trợ vốn phát triển nghề nuôi cá nước ngọt
24/12/2024
Tỉnh Tiền Giang có 1.700 lồng bè nuôi thủy sản nước ngọt trên sông, với tổng số trên 175.000 m3. Hàng năm, sản lượng thu hoạch khoảng 10.000-12.000 tấn cá thương phẩm, cung ứng thị trường trong và ngoài tỉnh. Để phát huy lợi thế này, Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã kịp thời đồng hành đưa vốn đến các hộ dân chuyên nghề nuôi cá nước ngọt của tỉnh, qua đó tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Khu vực nuôi cá bè của tỉnh Tiền Giang chủ yếu tập trung ở huyện Cái Bè, Cai Lậy và TP Mỹ Tho. Đối tượng nuôi chính là cá điêu hồng (khoảng 75%), còn lại là các loại cá trắm, cá trê, cá vồ đém, cá lăng nha, cá chép, cá chim trắng... Mô hình nuôi cá lồng bè trên sông, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư cho con giống khá cao. Chính vì vậy, để người dân yên tâm sản xuất, phát triển mô hình, Agribank luôn hậu thuẫn kịp thời về vốn, giúp người dân ăn nên làm ra, không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Ông Bùi Văn Trà ở xã Sơn Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Ông Bùi Văn Trà ở xã Sơn Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã gắn bó hơn 23 năm với nghề nuôi cá lồng bè trên sông. Lúc mới khởi nghiệp, ông tranh thủ một phần từ đồng vốn tích lũy và mạnh dạn vay thêm 80 triệu đồng của Agribank để đầu tư lồng bè nuôi cá ba sa. Được Agribank giải ngân vốn kịp thời, ông Trà đầu tư thêm lồng bè và tranh thủ đi học hỏi thêm kỹ thuật nuôi, để áp dụng cho mô hình nuôi cá của gia đình. Nhờ không ngừng học hỏi, đúc kết kinh nghiệm nên nghề nuôi cá bè cũng giảm thiểu được rủi ro, cá nuôi đảm bảo năng suất và mang về lợi nhuận cao hơn, giúp kinh tế gia đình phát triển ổn định.
Hiện nay, ông Trà đã sở hữu 14 lồng bè, nuôi chủ yếu các loại cá đặc sản như bông lau, ba sa, cá hú… Sản lượng mỗi năm đạt khoảng 400-500 tấn cá, lợi nhuận thu về hàng trăm triệu đồng. Ông Bùi Văn Trà, chia sẻ: Cá bông lau có thời gian nuôi lên đến 3 năm, còn cá hú nuôi khoảng 14 tháng sẽ cho thu hoạch. Người nuôi với quy mô lớn cần có nguồn vốn mạnh để đầu tư mua thức ăn cho cá. Nhờ sự hỗ trợ của Agribank, tôi luôn được tiếp cận vốn kịp thời để đầu tư cho bè nuôi cá của gia đình.
TP Mỹ Tho là địa phương có nghề nuôi cá bè phát triển mạnh. Trên đoạn sông Tiền chảy qua TP Mỹ Tho hiện có 670 lồng bè với thể tích gần 64.000 m3 chủ yếu nuôi cá điêu hồng với sản lượng mỗi năm 5.000-6.000 tấn, tập trung tại các khu vực phường Tân Long, xã Thới Sơn. Thới Sơn là xã cù lao nằm giữa sông Tiền, điều kiện tự nhiên nơi đây rất thích hợp phát triển nuôi thủy sản nước ngọt, đặc biệt là nuôi thủy sản dưới hình thức lồng bè. Bà con nông dân phát triển nhanh nghề nuôi cá nhất là nuôi cá điêu hồng. Cá điêu hồng có chu kỳ nuôi từ 7-8 tháng, cá xuất bán khi đạt trọng lượng từ 800 gram đến 1 kg/con. Trung bình mỗi lồng, bè đạt sản lượng thu hoạch từ 8-10 tấn cá/năm, sau khi trừ chi phí, hộ nuôi lãi gần 30.000 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho, toàn xã hiện có 78 hộ nuôi với 164 lồng bè; sản lượng đạt 4.000-4.500 tấn/năm. Nhờ Agribank hỗ trợ kịp thời nên các hộ nuôi cá trên địa bàn xã có tiền đầu tư mua cá giống và mua thức ăn nuôi cá.
Cũng là một khách hàng của Agribank, ông Nguyễn Văn Danh, xã Tân Mỹ Chánh, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang mạnh dạn đầu tư nuôi cá lóc đã được 3 năm. Không chỉ tiếp cận vốn ngân hàng đầu tư cho ao nuôi cá, ông cùng bà con còn được ngành chức năng hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Theo ông Danh, nếu nắm vững kỹ thuật nuôi, cá sẽ nhanh đạt trọng lượng, thời điểm thị trường đạt giá bán từ 39.000-42.000 đồng, người nuôi đảm bảo có lời.
Trong những năm gần đây, quy mô nuôi trồng thủy sản tỉnh Tiền Giang tăng mạnh (hiện đứng thứ 22 cả nước). Sản lượng nuôi và khai thác của tỉnh năm 2023 đạt trên 350 ngàn tấn (đứng thứ 10 cả nước). Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 250 ngàn tấn (đứng thứ 7 cả nước).
Cán bộ Agribank tỉnh Tiền Giang đến thăm và hỗ trợ khách hàng vay vốn
Ông Nguyễn Trọng Tuy, Chi Cục trưởng Chi Cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang cho biết: Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực là cá tra, cá điêu hồng… tại các huyện phía Tây, như huyện Cái Bè, Thị xã Cai Lậy, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang. Nhờ sự đồng hành của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang, người nuôi cá bè được hỗ trợ về nguồn vốn sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, số lượng bè của tỉnh đứng trong tốp đầu của ĐBSCL. Tới đây, ngành Thủy sản của tỉnh cũng mong muốn ngân hàng tiếp tục duy trì, hỗ trợ cho người nuôi được vay vốn để phát triển sản xuất trên khu vực nuôi cá bè nói riêng và các mô hình nuôi có hiệu quả khác trên địa bàn của toàn tỉnh.
Theo thống kê của Agribank tỉnh Tiền Giang, đến nay, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh đạt trên 18.000 tỷ đồng. Trong đó, cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm 90,1%/ tổng dư nợ. Để phát huy lợi thế và tiềm năng phát triển sản xuất thủy sản của tỉnh, nguồn vốn ổn định, kịp thời là yếu tố then chốt, quyết định cho sự thành công. Vì vậy, Agribank tỉnh Tiền Giang luôn đồng hành, hỗ trợ kịp thời về vốn cho bà con đầu tư phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản, hiện thực giấc mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương, từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra.
Minh Khương - VPĐD Tây Nam Bộ.
Các tin khác
- Agribank đồng hành cùng sự kiện Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2024
- Agribank Tiền Giang hỗ trợ vốn phát triển nghề nuôi cá nước ngọt
- Tiếp sức cho doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường quốc tế
- Agribank đồng hành cùng Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024
- Agribank Quảng Ngãi ưu tiên vốn cho Tam nông, đồng hành cùng sự phát triển kinh tế của địa phương
- “Bệ đỡ” cho nông thôn mới Triệu Phong
- Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
- Agribank đẩy mạnh cho vay nông nghiệp công nghệ cao
- Cam kết đồng hành cùng xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại, tiên tiến và hiệu quả
- Agribank tiếp vốn cho nông dân làm kinh tế